Massachusetts Daily Collegian

A free and responsible press serving the UMass community since 1890

A free and responsible press serving the UMass community since 1890

Massachusetts Daily Collegian

A free and responsible press serving the UMass community since 1890

Massachusetts Daily Collegian

Những thay đổi đối với yêu cầu về ngoại ngữ

Bởi Will Soltero

Người phụ trách của Collegian

Dịch bởi Julia Nguyen
Biên tập bởi Gi Luong

Những thay đổi về yêu cầu môn học của Đại học Khoa học Xã hội và Hành vi ứng xử (College of Social and Behavioral Sciences – SBS) sẽ có thể được áp dụng cho các tân sinh viên trong năm tới.

Hội đồng Giảng viên (The Faculty Senate) đang tiến hành đề xuất thay đổi các yêu cầu về ngoại ngữ từ một yêu cầu của trường Đại học trở thành yêu cầu của một số chuyên ngành nhất định. Sự thay đổi này sẽ cho phép các chuyên ngành từ kinh tế học đến nhân chủng học lồng ghép những khóa học riêng cần thiết cho sinh viên của họ, đồng thời đây cũng là một giải pháp giúp UMass cung cấp một nền giáo dục toàn cầu hóa.

“Mục tiêu chính của đề xuất này là để thay thế cho những yêu cầu đã có sẵn trong mảng giáo dục toàn cầu (global education requirements) cấp đại học,” MJ Peterson, Thư ký của Hội đồng Giảng viên và giáo sư bộ môn khoa học chính trị, cho biết. “Ý tưởng này được đặt ra với mong muốn mỗi chuyên ngành sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thiết kế một chương trình học kết nối với những chủ đề mà mỗi chuyên ngành quan tâm.”

Theo Peterson, phần lớn những người tham gia vào quá trình xây dựng đề án này đều ủng hộ việc phân phối lại yêu cầu về ngoại ngữ cho các chuyên ngành của SBS. Tuy nhiên, một số sinh viên và giảng viên đã bày tỏ quan ngại về việc đăng ký các khóa học cũng như về tiềm năng của một số sinh viên tốt nghiệp với sự giảm thiểu việc đào tạo về ngoại ngữ.

“Mối lo ngại chính của đề xuất này là việc học ngoại ngữ sẽ trở thành một yêu cầu không bắt buộc,” Peterson nói.

Trong bản báo cáo sơ bộ với Hội đồng Giảng viên của SBS, phân tích cho thấy kế hoạch này có thể dẫn đến sự giảm thiểu số lượng học sinh đăng ký học cũng như số giờ học của Đại học Nhân văn và Nghệ thuật (College of Humanities and Fine Arts – HFA).

Trong bản báo cáo, sự phân tích tác động tối đa cho thấy số giờ học tín chỉ (credit hours) của các môn ngoại ngữ mà sinh viên đăng ký có khả năng giảm đến 50%. Sự sụt giảm số lượng tín chỉ của các lớp ngoại ngữ chiếm đến 15% tổng số sinh viên đăng ký trong tất cả các khóa học của HFA, đồng nghĩa với việc số lượng ghi danh của Đại học Nhân văn và Mỹ thuật có thể giảm đến 3.000 giờ học tín chỉ mỗi năm.

“Tôi biết sẽ có những mối lo ngại đến từ HFA,” Lucas Patenaude, Thư ký mảng Chính sách Đại học của Hội sinh viên cho biết. “Nếu đề xuất này làm giảm thiểu lượng sinh viên đăng ký vào các lớp ngoại ngữ, thì HFA sẽ không ủng hộ điều này, vì họ sẽ mất đi học sinh của mình.”

Theo Patenaude, buổi thảo luận về khả năng giảm bớt yêu cầu về ngoại ngữ cho một số chuyên ngành đã diễn ra vào kỳ xuân vừa rồi. Tuy nhiên, một lượng phản đối đáng kể đã khiến đề xuất này được dời sang kỳ thu.

“Tôi ủng hộ yêu cầu về ngoại ngữ,” Patenaude nói. “Tôi không biết giải pháp tốt nhất để thực hiện điều đó là gì. Tôi không muốn thấy những yêu cầu về ngoại ngữ bị hủy bỏ…làm thế nào để mọi thứ ăn khớp với nhau, tôi không chắc chắn lắm.”

Những khả năng thay đổi yêu cầu ngoại ngữ xuất phát từ tác động của Hội đồng Giảng viên đối với yêu cầu về sự đa dạng của trường, cả hai đều có ảnh hưởng đến các tân sinh viên của năm sau.

Năm ngoái, đề xuất của Hội đồng Giảng viên đã giúp phân loại lại các yêu cầu về sự đa dạng trong chương trình đại cương cho sinh viên bậc đại học tại UMass. Với cố gắng nhằm nhấn mạnh các mục tiêu hướng tới sự đa dạng, bắt đầu với khóa 2022, yêu cầu “U” (United States) và “G” (Global) trong chương trình đại cương sẽ được đổi thành “DU” (Diversity: United States) và “DG” (Diversity: Global).

Các mục tiêu đẩy mạnh sự đa dạng và các yêu cầu về ngoại ngữ đều phản ánh xu hướng mà UMass đang nhắm tới đối với cái mà nhiều người gọi là “quốc tế hóa,” theo Patenaude.

“Chủ nghĩa quốc tế hóa là cách chúng ta trang bị cho sinh viên UMass trở thành những công dân, những nhà lãnh đạo toàn cầu và tương tác trong thế giới toàn cầu hóa này,” Patenaude nói.

“Mục tiêu này chính là đề tài đã thúc đẩy rất nhiều chương trình giảng dạy của trường.”

Theo báo cáo sơ bộ của SBS, đề xuất về ngoại ngữ sẽ “cung cấp tính linh hoạt để củng cố cho các chương trình cấp bằng Cử Nhân Xã Hội (Bachelor of Arts).” Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết, “Cách tiếp cận này sẽ làm mẫu giúp cho sinh viên thấy được những nghiên cứu quốc tế và văn hóa đều gắn liền với những lĩnh vực mà họ lựa chọn, chứ không phải chỉ là một yếu tố phụ trợ.”

Đại học Khoa học Xã hội và Hành vi ứng xử bao gồm các sinh viên thuộc các ngành nhân chủng học, truyền thông, kinh tế, báo chí, nghiên cứu pháp luật, khoa học chính trị, tư tưởng xã hội và kinh tế chính trị, và ngành xã hội học.

Hàng tháng, Hội đồng Giảng viên đều tổ chức cuộc họp công khai tới công chúng. Vào Thứ Năm, ngày 12 tháng 10, Hội đồng sẽ lắng nghe toàn bộ đề xuất lần đầu tiên tại Ủy ban Thảo luận Toàn trường.

Liên hệ với Will Soltero qua email [email protected].

Leave a Comment
More to Discover

Comments (0)

All Massachusetts Daily Collegian Picks Reader Picks Sort: Newest

Your email address will not be published. Required fields are marked *