Massachusetts Daily Collegian

A free and responsible press serving the UMass community since 1890

A free and responsible press serving the UMass community since 1890

Massachusetts Daily Collegian

A free and responsible press serving the UMass community since 1890

Massachusetts Daily Collegian

GWIS tổ chức một buổi tọa đàm với công chúng về vấn đề tấn công tình dục

Bởi Rebecca Duke Wiesenberg và Claire Healy
Dịch bởi Julia Nguyen
Biên tập bởi Gi Luong

Một tổ chức sinh viên của Đại học Massachusetts với tên gọi Nữ Sinh Viên Ngành STEM Bậc Sau Đại Học (Graduate Women in STEM – GWIS), đã tổ chức một buổi khai mạc tọa đàm với
công chúng đầu tiên vào thứ Năm, ngày 12 tháng 10 về sự lan tỏa cũng như giải pháp đối phó với tình trạng quấy rối và tấn công tình dục trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và
toán học (Science, Technology, Engineering, and Mathematics – STEM).

Dưới sự dẫn dắt của tiến sĩ nghiên cứu vật lý Joelle Labastide, sinh viên ngành hóa học bậc tiến sĩ Christie Ellis và sinh viên ngành khoa học địa chất bậc sau đại học Raquel Bryant, buổi tọa
đàm được chia làm ba phần: phần giới thiệu về công việc và chiến dịch #SafeAtWork (chiến dịch #AnToànTạiNơiLàmViệc) cùa GWIS, phần hội thảo và phần Hỏi & Đáp với ban quản trị
của UMass, bao gồm cả Hiệu trưởng Kumble Subbaswamy.

Do chủ đề được bàn luận mang tính chất nhạy cảm, các tư vấn viên đến từ Trung tâm Tư Vấn và Sức khỏe Tâm lý (Center for Counseling and Psychological Health – CCPH) và Trung tâm Phụ
nữ và Cộng đồng (Center for Women and Community – CWC) cũng đã có mặt tại buổi tọa đàm. Trong phần giới thiệu, Bryant, Labastide và Ellis đã chia sẻ những số liệu thống kê về quấy rối
và tấn công tình dục, cũng như nhiệm vụ và tiểu sử của GWIS.

“[GWIS] được thành lập chỉ với mối lo ngại của một vài người, và bây giờ, chúng tôi đang ngồi bàn luận cùng với ngài hiệu trưởng,” Bryant nói.

Họ đã phân phát một ấn bản đặc biệt của Tạp chí Hàng quý GWIS (GWIS Quarterly Magazine) với tựa đề “Phá vỡ sự im lặng: Báo cáo của Sinh viên về Bạo lực Tình dục trong ngành STEM,”
kể lại chi tiết các câu chuyện của các sinh viên bậc sau đại học tại UMass. Hiệu trưởng Kumble Subbaswamy cho biết, sau khi đọc tạp chí, phản ứng đầu tiên của ông là một sự “bối rối sâu sắc.”

“Hai mươi lăm năm sau Anita Hill (cuộc tranh luận giữa Anita Hill và Clarence Thomas năm 1991), tại sao chúng ta vẫn giữ vị trí là một bang tiến bộ nhất ở Mỹ?” Subbaswamy hỏi. Nhóm người phụ trách của GWIS nhấn mạnh rằng họ muốn tất cả mọi người với những tính cách, bản sắc khác nhau đều cảm thấy được chào đón. Bryant cho biết “phụ nữ” “không phải là đối tượng duy nhất đại diện cho tất cả những ai chịu ảnh hưởng,” và nhấn mạnh rằng họ không muốn tất cả những người bị ảnh hưởng cảm thấy bản thân bị gạt bỏ bởi tiêu đề này. Có ba cuộc hội thảo để lựa chọn: “bảo vệ bạn bè,” “liên minh nam giới,” và “nhận biết quyền lợi của bạn.”

Trong cuộc hội thảo bảo vệ bạn bè, những người tham dự được học cách nhận biết tình huống tiêu cực và cách hành động phù hợp để không liên lụy đến những trường hợp tấn công hay quấy
rối.

Trong cuộc hội thảo về liên minh nam giới, sinh viên bậc tiến sĩ ngành sinh học phân tử và tế bào, đồng thời cũng là người hướng dẫn của cuộc hội thảo, Edwin Murenzi nói rằng “nơi làm việc không phải là nơi an toàn nhất cho phụ nữ.” Theo Murenzi, mục đích của cuộc hội thảo là để bàn luận về “những gì nam giới chúng ta, những người đứng ở vị trí ưu tiên, có thể làm để giúp môi trường làm việc trở nên an toàn hơn.”

John Ellis, một kỹ sư ở khu vực Amherst, cho biết thêm rằng việc nam giới lên án chủ nghĩa phân biệt giới tính là rất quan trọng bởi vì “có rất nhiều hình thức phân biệt giới tính diễn ra một cách âm thầm và khó nhận biết.”

Devika Dutt, sinh viên bậc tiến sĩ ngành kinh tế học, đã tham dự cuộc hội thảo về liên minh nam giới. Cô chia sẻ về những kinh nghiệm của bản thân về việc đấu tranh kêu gọi sự chú ý đối với
sự phân biệt giới tính tại nơi làm việc.

“Tại sao tôi lại là người duy nhất nói gì đó?” Dutt hỏi. “Liệu tôi có đang tự tưởng tượng nó?” Peter McGinn, nghiên cứu sinh về thần kinh học và hành vi ứng xử bậc sau đại học, đã hỏi rằng làm thế nào nam giới có thể “giúp đỡ như những người đồng minh và không khiến nó trở thành nguyên nhân của chúng ta [cánh nam giới]?”

“Hãy nói chuyện với người mà bạn muốn giúp đỡ và xem bạn có thể giúp bằng cách nào,” Golden trả lời.

Trong cuộc hội thảo “nhận biết quyền lợi của bạn,” hai viễn cảnh về quấy rối và tấn công tình dục đã được đưa ra thảo luận. Phần thảo luận được dẫn dắt bởi Siddheshwari Advani, sinh viên ngành tế bào phân tử và sinh học bậc tiến sĩ. CWC và Sở Cảnh sát UMass đã cung cấp rất nhiều tài liệu, bởi theo Advani, hầu hết mọi người đều không biết về quyền lợi của họ, và những người biết thì có thể sẽ không biết sử dụng chúng như thế nào.

“Nhận biết sự khác biệt giữa các loại hành vi tình dục sai trái khác nhau,” Advani nói. “Nếu bạn phải trải qua những tình huống này, thì bạn sẽ luôn có nguồn thông tin và [có thể] tự biện hộ cho
bản thân.”

Raquel Manzanares, nhân viên luật sư của Dịch vụ Pháp lý Sinh viên, cung cấp một số lời khuyên về pháp lý xoay quanh các điều luật – Điều VII và XI – tạo ra bằng chứng đáng tin cậy, ví dụ như gửi tin nhắn cho bản thân tường thuật chi tiết vụ tấn công/quấy rối. Advani hy vọng cuộc hội thảo này sẽ “truyền sự tự tin để [những người tham dự] có thể lên tiếng.”

Sau phần hội thảo, những người tham dự tập trung lại cho phiên vấn đáp. Nhóm trả lời câu hỏi bao gồm Tim Anderson, chủ nhiệm khoa trường Đại học Kỹ thuật; Tricia Serio, chủ nhiệm khoa
trường Đại học Khoa học Tự nhiên; John McCarthy, quyền phó hiệu trưởng và phó hiệu trưởng cấp cao phụ trách các vấn đề về học thuật; Barbara Krauthamer, chủ nhiệm khoa bậc sau đại học
và Hiệu trưởng Kumble Subbaswamy.

Một trong những câu hỏi đầu tiên đề cập đến những cố gắng gần đây của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Betsy Devos nhằm thay đổi “những ưu thế về tiêu chuẩn của bằng chứng.” Subbaswamy trả lời rằng UMass đã “chiến đấu lâu dài và quyết liệt để tới được đây, và sẽ không gì có thể thay đổi được điều đó trừ khi bị ép buộc.”

“Trách nhiệm của trường Đại học là bảo vệ tất cả các sinh viên,” Subbaswamy tuyên bố. Anderson cho rằng nhận thức chính là giải pháp cho các hành vi tình dục sai trái trong trường học.

“Một khi chúng ta bắt đầu có nhận thức, thì chúng ta sẽ có sự thay đổi,” ông nói. Là một người phụ nữ đã trải qua nhiều năm trong môi trường làm việc khoa học chuyên nghiệp, chủ đề này mang nhiều tính cá nhân đối với Serio. Bà nói rằng việc tạo ra sự thay đổi mang tính xã hội liên quan đến hành vi tình dục sai trái “đòi hỏi sự nỗ lực.”

Nigel Golden, nghiên cứu sinh về bảo tồn môi trường bậc tiến sĩ và là tình nguyện viên của buổi tọa đàm, hy vọng rằng sự kiện này sẽ “tạo động lực giúp mọi người lên tiếng khi họ bắt gặp một trường hợp mà sinh viên trong ngành của họ bị gạt bỏ ra ngoài lề của xã hội.”

Sau khi buổi tọa đàm kết thúc, Bryant cảm thấy cuộc họp đã thành công.

“Sự kiện này có sự phân bố khá rộng,” Bryant nói. “Đám đông bao gồm từ những người đang tràn đầy hy vọng cho đến những người ban đầu không hề biết đây là một vấn đề và đã bị sốc. Dù bằng cách nào thì ngày hôm nay chúng tôi đã thu lại được một điều gì đó.”

Tiếp tục Bryant nói cô “không biết tôi muốn điều này sẽ đi đến đâu, tôi vẫn không thể tin được là điều đó đã xảy ra.”

Bryant nói qua về những dự địnhn của GWIS trong tương lai:

“Chúng tôi đang làm việc với những người quản lý trong một buổi hội thảo tập trung vào việc kết nối các giảng viên và các sinh viên bậc sau đại học với nhau,” Bryant nói. “Chúng tôi cũng muốn nới rộng trọng tâm của tổ chức ra các phạm vi khác nhau, không chỉ riêng bạo lực tình dục, mà còn là sức khỏe tâm lý và giới tính.”

“Chúng tôi muốn tất cả mọi người đều được nâng đỡ và cảm thấy an toàn,” Bryant nói.

Liên hệ với Rebecca Duke Wiesenberg qua email [email protected].
Liên hệ với Claire Healy qua email [email protected].

Leave a Comment
More to Discover

Comments (0)

All Massachusetts Daily Collegian Picks Reader Picks Sort: Newest

Your email address will not be published. Required fields are marked *