Bởi Rebecca Duke Wiesenberg – Collegian Staff
Ngày 12 tháng 9, cùng với sự đoàn kết, các sinh viên đã tập hợp bên ngoài Student Union. Đồng tổ chức bởi các thành viên khu vực phía Tây Massachusets của Tổ chức Xã hội Chủ nghĩa Quốc Tế (ISO) và Trung tâm Hỗ trợ Chính sách Giáo dục (CEPA), mục đích của cuộc biểu tình là để phản đối các sự kiện ở Charlottesville và việc hủy bỏ chương trình Deffered Action for Childhood Arrivals (DACA – chương trình hoãn thi hành trục xuất những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu) và bày tỏ sự ủng hộ dành cho những người bị ảnh hưởng.
Cuộc biểu tình là nền tảng dành cho những tiếng nói bị lu mờ được lắng nghe to và rõ ràng.
Cuộc biểu tình bao gồm phần diễn thuyết được chuẩn bị trước của các diễn giả và phần “open mic” – các phần diễn thuyết ứng khẩu 15 phút và 45 phút của các sinh viên đứng đầu cùng các thành viên khác trong trường.
Buổi biểu tình bắt đầu bằng những lời bình luận của các MC: Nathalie Amazan, sinh viên năm hai của hai chuyên ngành khoa học chính trị và luật học, cùng với chuyên ngành phụ triết học, mở rộng trọng tâm của cuộc biểu tình ra xa hơn cả việc hủy bỏ DACA và việc “chủ nghĩa da trắng, chủ nghĩa phát xít đã được biểu lộ trong các sự kiện diễn ra tại Charlottsville, Virginia,” là “sự hiện diện của một chính phủ Mỹ thiếu trình độ, kì thị và phân biệt chủng tộc được thể hiện ngày này qua ngày khác để từ chối việc tiếp cận một cuộc sống đứng đắn, chỉnh tề của những người da màu, những người có thu nhập thấp, những người chuyển giới hoặc giới tính không phù hợp và những người không phải công dân.”
Mặc dù các nhà tổ chức sự kiện và những người tham gia đã làm rõ rằng những cảm xúc được chia sẻ tại buổi biểu tình không nên được khái quát hóa quá mức, những lời nói của các diễn giả đã không chỉ phán ánh sự giàu có của tiếng nói tại Đại học Massachusetts, mà còn cả bề rộng của các tác động mà chủ nghĩa da trắng thượng đẳng mang lại.
Miriam Sernik, sinh viên năm cuối của hai chuyên ngành hóa sinh và sinh học phân tử đến từ Hillel House, chia sẻ rẳng, với tư cách là một người Do Thái, Charlottesville đã khiến tôi lay động bởi vì “những người [Nazis] đã giết hại gia đình tôi [gia đình của Sernik]” cũng chính là những người đã bao vây một tòa hội đường ở Charlottesville.
“Tôi vẫn bị căm ghét bởi những người không hề biết tôi là ai,” Sernik nói.
Gaelle Rigaud, sinh viên năm cuối chuyên ngành Anh văn và nghiên cứu về người Mỹ gốc Phi, nhân viên truyền thông đối ngoại của CEPA và là thư ký của Hiệp hội Sinh viên da màu (BSU), nhấn mạnh đề tài về tính trách nhiệm bằng cách nhắc nhở khán giả rằng, “sự đoàn kết không phải là trung lập, bởi vì thế lực chống lại chúng ta chưa bao giờ là [trung lập].”
Các diễn giả không chỉ giới hạn ở các sinh viên bậc đại học của UMass. Anna-Claire Simpson, sinh viên bậc sau đại học, trợ giảng, điều phối viên giải quyết khiếu nại của Hiệp hội Nhân viên bậc sau đại học (GEO) – hiệp hội dành cho các nhân viên thuộc chương trình bậc sau đại học của UMass Amherst, và Nyaradzai Changamire-Hokonya, sinh viên bậc sau đại học và nhân viên điều phối huy động thành viên của GEO, cả hai đã đặt ra một số yêu cầu cho UMass, hai trong số những yêu cầu đó là “sáng lập quỹ học bổng dành cho sinh viên không có giấy tờ thường trú hoặc sinh viên không thuộc chương trình DACA” và trở thành một “sanctuary campus” – một khuôn viên trường học bảo vệ sinh viên nhập cư không có giấy tờ thường trú.
Cuộc biểu tình còn được mở rộng ra ngoài khuôn viên UMass, đến với Đại học Amherst. Để phản hồi về sự việc một sợi dây thòng lọng được tìm thấy trong khuôn viên Đại học Amherst, một sinh viên đáp lại, “không có chỗ dành cho sự căm ghét trong khuôn viên này [Đại học Amherst], khu vực này [UMass], hay bất cứ khuôn viên đại học nào trong khu vực Five Colleges.”
Cuộc biểu tình cũng đưa ra các giải pháp cho vấn đề về áp bức được đề cập đến. Ở phần đầu buổi biểu tình, thông tin về các nguồn giúp đỡ, tài nguyên trong trường, từ Trung tâm Tư vấn và Sức khỏe Tâm lý đến Tài nguyên Pháp luật của Sinh viên, đã được chia sẻ với những người tham dự. Sau mỗi lượt diễn thuyết, thời gian gặp mặt và địa điểm của các tổ chức liên quan cũng đã được giới thiệu. Các nhân viên của cuộc biểu tình cũng sẵn sàng trả lời các câu hỏi và phát tờ rơi liệt kê thông tin về các nguồn tài nguyên.
Như Changamire-Hokonya đã nhấn mạnh, “chúng ta cần hợp sức, đoàn kết để xây dựng và duy trì các phương thức bảo vệ.”
Một vài sinh viên đã chia sẻ về những trải nghiệm tích cực đối với buổi biểu tình. Molly Miles, sinh viên năm hai ngành nhân chủng học, “thích thú về sự dễ tiếp cận của thông tin với mọi người.”
Đối với những người khác, đó là một trải nghiệm hoàn toàn mới. Wafi Habib, sinh viên năm nhất ngành truyền thông và là một sinh viên quốc tế, chưa từng được chứng kiến trực tiếp một buổi diễn thuyết nào như thế này, cho đến khi tham gia buổi biểu tình.
“Tôi là một sinh viên quốc tế đến từ Brunei, một nơi không có sự hiện diện của tự do ngôn luận, vì vậy được ở đây ngay bây giờ quả thật rất tuyệt vời,” Habib nói.
Tương tự, James Cordero, sinh viên năm nhất chuyên ngành Anh văn, phản hồi rằng buổi biểu tình rất “tự do.”
“Thật tốt khi có sự tự do ngôn luận,” Cordero nói.
Clare Lonsdale, sinh viên năm nhất ngành khoa học chính trị, đánh giá cao sự tự do ngôn luận được thể hiện ở buổi biểu tình. Ở đó, Lonsdale nhận ra rằng những người khác cũng cảm thấy tương tự.
“Tôi không cô độc với những gì tôi làm,” Lonsdale nói.
Tuy nhiên, Kevin Mullen, sinh viên năm ba chuyên ngành toán học, nhận thấy rằng “không có nhiều đại diện từ các nhóm thuộc các hệ tư tưởng khác nhau, ví dụ như những người ủng hộ Đảng Cộng hòa.”
“Sẽ thật tuyệt vời nếu như có các tổ chức khác tham dự những cuộc biểu tình như thế này để mọi người từ các hệ tư tưởng đối lập nhau có thể tập hợp lại,” Mullen nói.
Patrick Carmichael, cựu sinh viên của UMass và là thành viên thuộc khu vực phía Tây Massachusetts của ISO, phê bình sự nhấn mạnh vào việc hủy bỏ DACA của buổi biểu tình, cũng như nhiệm vụ của Đại học đối với sự đa dạng.
“DACA không phải là một giải pháp, đó chỉ là một sự lấp chỗ trống tạm thời. Và nếu chúng ta còn nhớ, UMass chưa hề tuyên bố trở thành một sanctuary campus, và cũng có nghĩa là ICE (U.S. Immigration and Customs Enforcement – Bộ phận Thi hành Luật Di trú và Hải Quan) luôn có thể được triệu tập,” Carmichael nói.
Translated by Julia Nguyen.