Bởi Afnan Nehela
Collegian Staff
Dịch bởi Julia Nguyen
Hơn 50 sinh viên và giảng viên đã tham gia buổi hội thảo vào ngày mùng 4 tháng 10 do Hội Liên
hiệp Đại học (University Union) của Đại học Massachusetts Amherst tổ chức, để trả lời câu hỏi,
“Liệu nước Mỹ đang trở thành một quốc gia phát-xít?”
Hội Liên hiệp Đại học (University Union) là một hiệp hội sinh viên chuyên tổ chức các cuộc hội
thảo và tranh luận về các vấn đề quan trọng đối với thế hệ của chúng ta.
Cuộc hội thảo diễn ra vào lúc 4 giờ chiều tại Herter Hall với sự hiện diện của giáo sư ngành xã hội học đến từ Đại học Lingnan tại Hồng Kông, giáo sư Peter Baehr, người đã đề xuất ra câu hỏi
nêu trên. Ba giảng viên của UMass Amherst, Bruce Laurie và Laura Lovett của khoa sử học và Toussaint Losier của khoa nghiên cứu về người Mỹ gốc Phi, sau đó đã đưa ra câu trả lời.
Bắt đầu buổi hội thảo, Baehr cho rằng có thể nhìn nhận câu hỏi về chủ nghĩa phát-xít tại Mỹ quaba cách khác nhau.
Cách đầu tiên là nhìn nhận câu hỏi như một câu hỏi tu từ. Cách thứ hai là nhìn nhận nó như một câu hỏi mở, đòi hỏi kiến thức về khái niệm và lịch sử của chủ nghĩa phát-xít để trả lời. Cách cuối cùng là nêu câu hỏi như một lời tuyên bố chính trị.
Baehr miêu tả chủ nghĩa phát-xít bao gồm “năm thành phần thiết yếu.” Đầu tiên, nó hoàn toàn là một hình thức chủ nghĩa dân tộc mang tính cực đoan. Thứ hai là những người ủng hộ chủ nghĩa
phát-xít là những người tôn thờ nhà nước tối cao. Thứ ba là chủ nghĩa quốc gia phát-xít hứa hẹn sẽ có “chạm trán kịch liệt.” Thứ tư, chủ nghĩa phát-xít là lời cam kết thanh tẩy một xã hội chứa
đầy tạp chất. Thứ năm, chủ nghĩa phát-xít là bán quân sự, có nghĩa là nó cung cấp lực lượng quân đội với sự phấn khích bạo lực và có khả năng đe dọa.
Giáo sư giải thích rằng ông coi việc quy kết nhà nước là “phát-xít” là một cách độc hại để giải quyết bất đồng xã hội và sự ganh đua chính trị.
“Chúng ta không nên dùng chủ nghĩa phát-xít để làm ô uế Donald Trump. Nó gạt những người công dân sang một bên và làm suy yếu đi tình đoàn kết của họ,” ông nói. “Donald Trump hiện là
đương kim Tổng thống của Hoa Kỳ, dù bạn có muốn hay không, và dù không muốn bạn cũng không thể làm nó ít hiện hữu hơn.”
Giáo sư nói thêm rằng mọi việc trở nên rắc rối hơn khi những người nổi tiếng ủng hộ người hâm mộ của họ về việc ám sát Tổng thống, hay như những sản phẩm sấn khấu của Julius Caesar có
nhân vật giống với Donald Trump bị sát hại kèm theo đó là những sự hò reo cổ vũ. Ông tin rằng sự khinh thường này tiếp diễn sẽ đồng nghĩa với việc “chúng ta đang tiến đến với một điều
nghiêm trọng hơn nhiều mà hậu quả của nó để lại sẽ không hề tốt đẹp cho bất kỳ ai.”
Baehr kết thúc bài diễn thuyết 30 phút của mình: “Công dân cần dừng việc tỏ ra khinh thường lẫn nhau và bắt đầu nói chuyện với nhau, và còn nơi nào có thể tốt hơn [để làm việc đó] một
trường đại học?”
Baehr nói thêm: “Tôi cũng đề nghị thêm rằng cũng như việc lo lắng cho nhà nước Hoa Kỳ, chúng ta cũng nên quan tâm về tình hình của nước Mỹ.”
Bruce Laurie đáp lại bằng cách nhấn mạnh hai điểm chính. Điểm đầu tiên, không phải tính phát-xít mà là nhân cách độc tài của Trump, được những người ủng hộ Đảng Dân chủ sử dụng để
chứng minh cho những hành vi phi lý của ông ta. Điểm thứ hai là nếu Trump bằng cách nào đó tạo ra một cuộc khủng hoảng quân sự thì “tất cả các thỏa thuận đã đạt được trước kia đều không
được áp dụng nữa.”
Toussaint Losier đã đưa ra một hướng nhìn mới bằng việc thảo luận về các cuộc giam giữ hàng loạt và làm thế nào vấn đề quốc gia này có thể trở thành “trại quân sự” mới. Ông cũng chú thích
rằng hiện có khoảng 2,2 triệu người đang ở trong tù.
Người trả lời cuối cùng, Laura Lovett, nói rằng trước khi chúng ta xác định được chủ nghĩa phát-xít ở đây là gì, đầu tiên chúng ta cần tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân, ví dụ như “Điều gì tạo
ra nhà nước?” và “Điều gì tạo nên sự tham gia chính trị, và làm thế nào chúng ta thấy được sự im lặng trước chính trị?”
“Tôi ước họ có thể trở nên quyết đoán hơn để trả lời câu hỏi này bằng cách nói có hoặc không để vấn đề trở nên rõ ràng hơn. Có vẻ như mọi người chỉ muốn tập trung vào vị trí thích hợp của họ,”
Jonathan Phillips, sinh viên năm cuối ngành sử học, nói về cuộc thảo luận.
Jay McMahon, sinh viên năm cuối ngành khoa học máy tính và là thành viên của University Union, cho biết: “Tôi thực sự rất vui với số người tham dự, căn phòng được lấp kín với những
người tham gia. Tôi rất vui vì chúng tôi đã kêu gọi được nhiều người từ nhiều lĩnh vực khác nhau, và đó cũng chính là mục đích chủ yếu của hiệp hội chúng tôi, là cung cấp tin tức thuộc nhiều chủ đề khác nhau.”
Sinh viên năm cuối ngành xã hội học và tâm lý học, Sakina Bengali cho biết, cô rất thích tính khách quan của buổi hội thảo.
“Nhiệm vụ của một học giả là trở nên khách quan và để cho người nghe được quyền quyết định vị trí của họ. Tôi nghĩ tất cả các diễn giả đều đã làm được chính xác điều đó,” Bengali nói.