Bởi Kathrine Esten
Dịch bởi Julia Nguyen
Biên tập bởi Gi Luong
Từ ngày mùng 3 tháng 11 đến ngày mùng 5 tháng 11, hơn 800 sinh viên trên toàn quốc đã cùng tranh tài trong HackUMass V, một trong những cuộc thi phát triển phần mềm (hackathon) dành cho sinh viên lớn nhất tại New England.
Cuộc thi diễn ra trong suốt 37 giờ đồng hồ với những thử thách về phần mềm và phần cứng, khuyến khích thí sinh thử nghiệm các kỹ năng chuyên môn và óc sáng tạo của bản thân. Sự kiện lần thứ năm được tổ chức tại Integrative Learning Center với sự góp
mặt củ hơn 15 nhà tài trợ bao gồm cả Amazon, Google, Facebook và Verizon. Các nhà tài trợ cũng tổ chức các buổi hội thảo và chia sẻ với sinh viên về các dự án cũng như công tác tuyển dụng của họ.
Nhiều người đến từ khắp nơi trên toàn quốc với lai lịch và kinh nghiệm khác nhau: các hacker kỳ cựu, lính mới, các nhà phát triển, kỹ sư, doanh nhân, và những người không
thuộc chuyên ngành công nghệ đều đến tham dự.
Sinh viên năm hai của Học viện Cape Cod, Jack McCoy tham dự Hackathon và cho biết, “vì tôi học tại một ngôi trường nhỏ nên đã không có nhiều sự kiện STEM (Science, Technology, Engineering, and Mathematics – nhóm ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ
thuật và Toán học) để tôi có thể tham gia, và Hackathons đem lại một trải nghiệm tuyệt vời. Bạn có thể học được nhiều điều mới mẻ và gặp gỡ rất nhiều người.”
McCoy đã cùng thực hiện chung một dự án với JeanLuc Gasmao, sinh viên năm hai ngành vật lý và khoa học máy tính của Đại học Massachusetts và Fraser Miller, sinh viên Đại học Edinburgh.
Bằng việc kết hợp nhận diện khuôn mặt và phần mềm tương tác thực tế (augmented reality), dự án của nhóm có khả năng nhận diện khuôn mặt của một người thông qua camera trên điện thoại, và tên, sở thích, cũng như các thông tin xã hội khác của người
đó sẽ được hiển thị dưới dạng văn bản.
“Khi chúng ta scan (quét) mọi người, những hộp văn bản sẽ được hiển thị để chúng ta có thể nhận biết tên và sở thích của họ một cách nhanh chóng,” Gasmao cho biết. “Nó cũng có thể phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp, bằng việc cho bạn biết về các dự
án họ đang thực hiện, hoặc các hội nghị mà họ đã tham gia.”
McCoy cũng lưu ý thêm về tính hữu dụng của hệ thống cho những người có biểu hiện sợ xã hội (social anxiety).
“Việc nói chuyện với mọi người cũng là một phương thức làm quen xã giao ban đầu.” Đến với sự kiện từ Scotland, Miller cho biết: “Các cuộc thi Hackthon nói chung tại Scotland nhỏ hơn rất nhiều, nhưng vì tôi đang ở Boston, tôi nghĩ sẽ rất tốt nếu có thể
tham dự một sự kiện với quy mô như thế này.”
Nhìn chung, nhận diện khuôn mặt là một lĩnh vực phổ biến trong các dự án tại Hackathon năm nay. Các sinh viên năm cuối của UMass, Peter Tao, chuyên ngành hóa sinh và Mike Keegan, chuyên ngành khoa học máy tính, đã cùng thực hiện “Easy Lock,”
một hệ thống nhận dạng khuôn mặt để mở cửa. Bằng cách sử dụng máy in 3D, bộ đôi này đã tạo ra một sự bổ sung chuyên biệt cho loại khóa chốt deadbolt truyền thống, đó là khi được điều khiển bởi một máy quét nhận dạng khuôn mặt, cánh cửa sẽ được mở.
“Chúng ta không cần chìa khóa, chúng ta không cần UCards, chúng ta chỉ cần khuôn mặt,” Tao nói. “Vì thế, những gì chúng tôi làm là khiến điều đó trở thành hiện thực.”
Keegan cho biết rất nhiều nguồn cảm hứng của dự án này đến từ việc iPhone X kết hợp phần mềm nhận dạng khuôn mặt. Keegan nói rằng nếu tiếp tục thực hiện dự án này, anh sẽ “tập trung nhiều hơn vào an ninh, để bạn có thể cho phép một số người nhất định có quyền vào nhà của bạn trong một tuần, hoặc chỉ trong vài giờ.”
Các ứng dụng cũng trở thành nền tảng cho nhiều nhóm khác. Sarah Abowitz, sinh viên năm hai chuyên ngành khoa học máy tính và nghiên cứu cổ điển của của Đại học Smith, đã giúp chế tạo ra ứng dụng nhật ký trong cuộc thi. Mục đích của ứng dụng là
giúp người dùng đạt được mục tiêu cá nhân bằng cách trả lời các trả lời các mẩu gợi ý ngắn dưới dạng câu hỏi. Một trong những chương trình trên ứng dụng nhằm vào mục tiêu trở thành một người có khả năng viết tốt hơn, và chương trình khác nhằm vào mục tiêu trở thành một người tốt hơn.
“Trả lời những mẩu gợi ý này cũng giống như việc trả lời những câu hỏi nhỏ để hướng đến một ý tưởng lớn hơn,” Abowits nói. “Trong ứng dụng, bạn có thể thử thách bản thân để trở nên sáng tạo hơn, nếu muốn, bằng cách chỉ sử dụng các biểu tượng
(emojis) và hình ảnh để trả lời.”
Manjusha Chaua và Niall Dalton, học sinh năm cuối của Học viện Toán học và Khoa học Massachusetts tại Worcester, và Lam Tran, học sinh năm cuối của Trường Trung học Chelmsford, đã cùng hợp tác để thực hiện “Pocket Yoda,” một ứng dụng giúp mô tả
hình ảnh bằng cách sử dụng các ngữ pháp tương tự như nhân vật Star Wars nổi tiếng này.
Đây là cuộc thi Hackathon đầu tiên của Chaua và Tran, và là lần thứ hai đối với Dalton.
“Hackathon là một trải nghiệm học tập lớn lao, và bạn được giao lưu với rất nhiều người,” Dalton nói.
Chaua cho biết dự án sẽ trở thành một “hiện tượng” nếu như nó được tiếp tục thực hiện, và cô ấy cũng rất vui khi học thêm được nhiều điều về khoa học máy tính tại Hackathon.
“Tôi hy vọng có thể quay trở lại vào năm sau,” Chaua nói. “Tôi đã có sẵn những ý tưởng để thực hiện.”
Liên hệ với Kathrine Esten qua email [email protected]